Chuyển đến nội dung chính

Phụ nữ mang thai bị bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến thai nhi không?


Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị bệnh vảy nến, phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ vì đây là thời lỳ phụ nữ rất nhạy cảm và sức đề kháng giảm. Đối với người bình thường việc chữa bệnh vảy nến đã rất khó khăn vì đây là bệnh mãn tính, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để. Vấn đề rất nhiều thai phụ quan tâm đó là phụ nữ mang thai bị bệnh vảy nến thì có ảnh hưởng đến thai nhi không?Cùng  Phòng Khám Da Liễu Âu Á tham khảo qua bài viết sau đây


Một thai phụ bị bệnh vảy nến có gửi câu hỏi tới Phòng Khám Đa Khoa Âu Á chúng tôi như sau: “cháu bị bệnh vảy nến đã hơn 3 năm nay. Ban đầu cháu chữa bệnh bằng thuốc Tây y nhưng bệnh chỉ thuyên giảm được triệu chứng một thời gian sau lại tái phát . Sau đó theo lời mách bảo của một số người cháu chuyển sang sử dụng thuốc Đông y, bệnh có thuyên giảm đến 80% cháu thấy cơ thể bình thường nên ngừng sử dụng thuốc (1 năm nay). Thời gian gần đây bệnh  của cháu lại tái phát khiến cháu rất ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, cháu mới lập gia đình và đang mang thai được 3 tháng nên không dám uống thuốc gì dù là đông y hay tây y vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Cháu muốn hỏi cháu bị bệnh vảy nến thì có ảnh hưởng đến thai nhi không, khả năng di truyền bệnh sang cho con là bao nhiêu phần trăm. Có loại thuốc điều trị vảy nến nào cho phụ nữ có thai không? Nên sử dụng thuốc Tây y hay đông y để điều trị vảy nến thì tốt hơn. Có bài thuốc nào điều trị vảy nến dành riêng cho phụ nữ có thai không? Cháu xin cảm ơn!” (Thu Nga-Hải Dương).


Phụ nữ mang thai bị bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trước hết chúng tôi xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Phòng Khám Đa Khoa Âu Á chúng tôi. Thắc mắc của bạn chúng tôi có thể giải đáp như sau:

Bệnh vảy nến là bệnh có cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng nhưng các chuyên gia da liễu đều cho rằng nguyên nhân do rối loạn lành tính biệt hóa tế bào thượng bì (rối loạn miễn dịch trong cơ thể) và do di truyền. Bệnh nằm im trong cơ thể cho đến khi gặp một số yếu tố như: lối sống, căng thẳng, nhiễm khuẩn, thời tiết, khí hậu, bệnh mới phát hoặc trầm trọng hơn.
Đây là bệnh da liễu mãn tính và thường xuyên tái phát nếu bệnh nhân bị bệnh vảy nến không có cách chăm sóc da, có lối sống lành mạnh. Hầu như mọi loại thuốc điều trị vảy nến đều chỉ có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng vảy nến, kéo dài thời gian phát bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Như bạn Thu Nga có tiền sử bị bệnh vảy nến toàn thân và bệnh của bạn cũng tái phát nhiều lần. Do bạn không cho biết cụ thể là trước đó đã sử dụng  loại thuốc gì để điều trị vảy nến nên chúng tôi rất khó để nói rằng có ảnh hưởng đến thai nhi không. Để biết chính xác xem quá trình sử dụng thuốc trước đó của bạn có ảnh hưởng gì đến thai nhi bạn nên đi khám bác sĩ, họ sẽ tư vấn cho bạn một số xét nghiệm hay sàng lọc để biết chính xác em bé của bạn có khỏe mạnh hay không.

Về vấn đề bệnh có thể di truyền sang cho con bạn hay không thì chúng tôi có thể trả lời như sau: theo nghiên cứu có 10% trẻ em sinh ra có nguy cơ mắc vảy nến nếu có bố hoặc mẹ nhiễm bệnh , cả bố và mẹ nhiễm bệnh thì nguy cơ này tăng lên 50%. Một số yếu tố khác như môi trường sống cũng liên quan đến việc phát sinh căn bệnh này.
Hiện giờ bạn đang mang thai nên việc sử dụng thuốc cũng khó khăn hơn bình thường. Để điều trị bệnh vảy nến thì bạn có thể lựa chọn một số loại thuốc sau: Efalizuma, Inflixima,  Etanercef, Alefaceft,..,. Tuy nhiên để an toàn bạn vẫn  nên đến các phòng khám và chữa bệnh da liễu chuyên khoa để các bác sĩ cho bạn phác đồ điều trị cụ thể. Vì phác đồ điều trị ra sao còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe và cơ địa thai phụ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bôi hay uống hoặc các bài thuốc nam theo mẹo trong dân gian một cách tùy tiện vì điều này có thể gây hại cho thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Tốt nhất, để hạn chế bệnh bạn nên giữ tâm lý thoải mái không được căng thẳng hay lo lắng quá dễ khiến bệnh trầm trọng hơn. Bạn có thể sử dụng dầu dừa để bôi lên vùng da bị vảy nến để giảm khó chịu. Bạn nên ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: bưởi, nho khô, mơ mận, ngũ cốc; đồ ăn  giàu betacaroten (cà rốt, rau lá xanh, xoài); thực phẩm giàu omega 3, folat, kẽm. Tránh xa thực phẩm chiên xào, đồ hộp, bia rượu,…
Câu hỏi nên sử dụng thuốc Đông y hay Tây y để chữa bệnh vảy nến tốt hơn thực sự rất khó trả lời. Vì sử dụng thuốc Đông y còn phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân, có tác dụng với người này nhưng với người khác thì không. Thuốc Tây y thì bạn phải tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng và thời gian điều trị của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ. Để đạt hiệu quả cao thì nên kết hợp điều trị trong uống ngoài bôi. Vì nếu điều trị vảy nến mà chỉ uống thuốc mà không bôi thì tổn thương da bên ngoài rất khó lành. Tuy nhiên, với phụ nữ có thai thì khuyến cáo bạn không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm lạ nào nếu không thực sự cần thiết.
Một lưu ý nữa dành cho bạn là các loại thuốc điều trị vảy nến thường chứa corticoid chất này có thể thẩm thấu qua da vào thai nhi gây ảnh hưởng đến bé vì thế bạn không nên tự ý sử dụng thuốc. Bệnh có thể biến chứng sang xương khóp nên bạn cần thường xuyên tới phòng khám kiểm tra tình trạng bệnh của mình.
Do thời điểm mắc bệnh tương đối nhạy cảm nên dù áp dụng bất kì phương pháp điều trị nào người bệnh cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa uy tín dựa trên những thăm khám lâm sàng và kiểm tra cần thiết để có phác đồ phù hợp với từng người. 

Nguồn: https://dakhoaauahcm.vn/vay-nen-toan-than.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại Sao Đầu Dương Vật Bị Ngứa?

Cảm giác ngứa khó chịu ở đầu dương vật chắc hẳn khiến bạn rất khó chịu. Tuy nhiên, vị trí ngứa lại ở vùng nhạy cảm của cơ thể nên không phải lúc nào bạn cũng có thể gãi được. Điều này diễn ra liên tục trong nhiều ngày khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của bạn. Bạn không biết tìm cách nào để loại trừ nói, nhưng lại nghĩ nó đơn giản chỉ là ngứa nên không nguy hiểm đến mức phải đi khám.  Cùng  phòng khám đa khoa âu á  tìm hiểu qua bài viết sau Đầu dương vật nổi mụn đỏ và ngứa, khi gặp phải triệu chứng này bất kì đàn ông nào cũng cảm thấy lo lắng vì nghĩ rằng mình đang mắc bệnh nguy hiểm. Vậy bị ngứa và nổi mẩn đỏ ở đầu dương vật có sao không? Ngứa và nổi mẩn đỏ ở đầu dương vật Do đâu gây ngứa và nổi mẩn đỏ ở đầu dương vật Dương vật ngứa và nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nam là dấu hiệu cảnh báo bị bệnh nam khoa nguy hiểm sau đây: Viêm bao quy đầu do nấm (Nấm bao quy đầu): Nguyên nhân do nấm candida gây nên, người bệnh có triệu chứng n...

Bệnh sùi mào gà có dẫn đến gây vô sinh không?

Trong các bệnh xã hội thì sùi mào gà là bệnh có cấp độ phổ biến nhanh nhất. Sùi mào gà là bệnh xuất hiện cơ bản ở các cơ quan sinh dục và ở miệng, đây là những vùng ẩm ướt, thuận lợi cho sự phát triển của bệnh. Sùi mào gà là bệnh lý điển hình lây truyền qua đường tình dục do vi rút Humanpapollima (viết tắt là HPV) dẫn đến. Khi bị mắc sùi mào gà, bệnh nhân thường có biểu hiện đặc trưng như: xuất hiện u nhú hay những nốt sùi màu hồng, có hình ảnh như những nhú gai, có bề mặt ẩm ướt, không gây đau đớn nhưng rất dễ chảy máu hoặc tiết dịch mủ có mùi hôi rất khó chịu. Nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, các u nhú này sẽ chuyển biến nhanh và liên kết với nhau thành những mảng rộng lớn giống hình súp lơ, mào gà hoặc dâu tây. Trên bề mặt những mảng rộng này có những sùi nhỏ khi ấn vào sẽ rất dễ chảy máu, tổn thương, có thể gây viêm nhiễm bội nhiễm đối với các cơ quan nhiễm bệnh. Để rõ hơn vấn đề này trong bài viết sau đây Phòng khám đa khoa âu á sẽ có giải đáp cụ t...

Hướng dẫn dùng nghệ vàng chữa bệnh vảy nến

Không chỉ được hiểu đến như một gia vị tiện ích trong khá nhiều món ăn ngon mà nghệ vàng còn được tận dụng điều trị khá nhiều bệnh khác nhau. Thường áp dụng số đông trong việc điều trị bệnh đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, điều trị viêm đại tràng… Và ít ai nhận thấy rằng ở đa số khu vực nước ta còn sử dụng nghệ vàng xử lý vảy nến ngoài da, cải thiện những  dấu hiệu vảy nến   nghiêm trọng mà bệnh vảy nến có khả năng gây ra. Để nhận thấy hơn về cách này nên hay không nên sử dụng thì bệnh nhân vảy nến có thể hiểu các thông tin chi tiết về kỹ thuật này. Đặc điểm nhận biết: Cây nghệ vàng có tên khoa học là Curcuma zanthorrhiza, thuộc họ gừng Zingiberaceae. Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm có củ thường mọc từ thân rễ hình thành dưới mặt đất. Cây cao khoảng 50-70cm, thân rễ hình trụ có phân nhánh và màu vàng tươi, có vảy mỏng bao quanh bởi lá biến đổi thành. Lá đơn xuất hiện từ phần thân rễ lên, phiến lá có hình bầu dục, đầu nhọt, to, màu xanh đậm tại mặt trê...